“Tính cách nào thì giá bán căn hộ cũng không đổi”

Đến lượt các chủ đầu tư bất động sản lên tiếng trước dư luận cho rằng họ đã lợi dụng kẽ hở trong Thông 16 để “ăn chặn”...

Dư luận đã đề cập đến một điểm gây tranh cãi trong Thông tư 16. Đó là quy định có thể chọn một trong hai cách tính diện tích căn hộ: theo tim tường hoặc thông thủy.

Cuối tháng 2 vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư 03/2014 sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư 16/2010 về cách tính diện tích căn hộ. Theo đó, diện tích căn hộ sẽ được tính theo kích thước thông thủy mà không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn nhà.

Sau khi Thông tư 03 được ban hành, dư luận đã đề cập đến một điểm gây tranh cãi trong Thông tư 16. Đó là quy định có thể chọn một trong hai cách tính diện tích căn hộ: theo tim tường hoặc thông thủy. Nhiều khách hàng cho rằng, các chủ đầu tư đã lợi dụng kẽ hở này để “ăn chặn” hàng chục đến hàng trăm triệu đồng/căn hộ.

Đừng để người mua lãnh đủ

Hàng chục hộ dân trong dự án khu đô thị Miếu Nổi (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đang bị treo quyền lợi bởi sự "khuất dần" của chủ đầu tư.

Cố "bẻ gãy" hợp đồng?

Trong đơn kêu cứu, một người dân là ông Nguyễn Phụ Sơn cho biết, vào năm 2002, chủ đầu tư dự án Miếu Nổi là Công ty đầu tư và phát triển đô thị (ĐTPTĐT - thuộc Tổng công ty xây dựng số 1, Bộ Xây dựng) làm hợp đồng bán cho ông căn nhà số 1L trong khu đô thị Miếu Nổi với giá 18,5 tỉ đồng. Căn nhà có tổng diện tích 1.034m2, trước khi bán được công ty dùng làm trụ sở văn phòng. 

Trong hợp đồng mua bán, Công ty ĐTPTĐT cam kết căn nhà số 1L thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình, công ty có nghĩa vụ đóng thuế đất, tạo điều kiện thuận lợi cho ông Sơn đóng trước bạ, sang tên chủ quyền. Đến ngày 31.12.2003, ông Sơn đã thanh toán 80% số tiền mua nhà theo đúng cam kết trong hợp đồng nhưng công ty vẫn chưa chịu giao nhà. Sau đó, ngày 31.12.2004, khi thanh toán thêm 1 tỉ đồng thì ông Sơn nhận được nhà nhưng không thể làm được chủ quyền vì công ty chưa đóng thuế đất...

'Xin hỏi Bộ trưởng gói 30 nghìn tỷ đâu rồi?'

“Tôi xin hỏi Bộ trưởng là gói 30.000 tỷ cho vay hỗ trợ nhà ở đâu rồi, đề nghị trả lại cho Chính phủ để bố trí làm việc khác”, Ủy viên Ngô Văn Minh phát biểu tại phiên họp sáng 6/3.

Đây là phiên thẩm tra sơ bộ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng.

Lý do đại biểu Minh đưa ra đề nghị nói trên là tỷ lệ giải ngân quá thấp, mới được gần 9%. "Cơ chế chính sách gì mà dân không vay được, doanh nghiệp cũng không tiếp cận được", ông Minh chia sẻ.

Theo đại biểu Minh, sở dĩ chính sách nhằm tạo điều kiện lành mạnh hóa thị trường bất động sản và hỗ trợ người có thu nhập thấp có nhà ở nhưng lại không thể đi vào cuộc sống, là do từ điều kiện được vay đến lãi suất và thời hạn cho vay đều không phù hợp. Thời hạn cho vay dài hơn, lãi suất thấp hơn, nên tín chấp hoặc cho thế chấp ngay căn hộ đó, đồng thời không nên khống chế mức vay tối đa thì chính sách này mới đi vào cuộc sống được, đại biểu Minh góp ý.

Tính diện tích căn hộ: Cuộc tranh cãi không đáng có

Cách tính diện tích căn hộ chung cư là vấn đề tranh cãi không riêng ở Việt Nam mà đã nảy sinh trong nhiều năm qua ở thị trường mua bán bất động sản ở các nước khác trên thế giới.
Theo ông Jonathan Tizzard, Giám Đốc bộ phận Nghiên cứu & Định giá Cushman & Wakefield cho biết, hiện nay tại châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng áp dụng nhiều tiêu chuẩn đo lường khác nhau.

"Điểm chung của những phương pháp này là áp dụng những quy tắc chồng chéo, không theo một tiêu chuẩn nhất quán chung, việc này tạo ra nhiều rủi ro tiềm ẩn, không chỉ cho nhà phát triển, nhà đầu tư mà còn cho những người tiêu dùng – những người dân mua nhà để ở", ông Jonathan Tizzard nhận định.

Ông Jonathan cũng cho rằng, việc không có một phương pháp đo đạc tiêu chuẩn đã vô hình chung tạo ra nghi vấn cho tính trung thực của chủ đầu tư khi rao bán sản phẩm bất động sản, gây hoang mang tâm lý người tìm mua nhà và một lần nữa, làm sụt giảm niềm tin vào thị trường - vốn đã không có nhiều dấu hiệu tích cực. Không những thế, việc không có một phương pháp đo đạc tiêu chuẩn đã và sẽ tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư nước ngoài, chưa kể tới thời gian và phí tổn trong quá trình đầu tư.

Người mua căn hộ khốn khổ vì Thông tư 16

“Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 16 hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ là chưa phù hợp với quy định của Luật Nhà ở, cả về mặt thẩm quyền và phạm vi chi tiết hướng dẫn thi hành”.
Đây là nhận định của không ít đại biểu tại buổi giải trình làm rõ tính hợp pháp của Thông tư 16 (hướng dẫn cách tính diện tích căn hộ đang gây tranh cãi, khiếu kiện) do Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức chiều 25/2.

Tại điều 21 Thông tư 16 được Bộ Xây dựng ban hành ngày 1/9/2010 (quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của NĐ 71/CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở) quy định hợp đồng về nhà ở nêu rõ: diện tích sàn căn hộ mua bán (được xác định theo nguyên tắc tính kích thước thông thuỷ của căn hộ hoặc tính từ tim tường bao, tường ngăn chia các căn hộ)...”.

Thiệt tiền tỷ chỉ vì... tường, cột

Để vay vốn ưu đãi, cạnh tranh nhà giá rẻ sẽ bùng nổ

Các rào cản thủ tục để tiếp cận gói hỗ trợ 30.000 tỷ đang dần được gỡ bỏ, giúp thị trường bất động sản hưng phấn hơn. Song, để tiếp cận nguồn vốn này các doanh nghiệp phải tính đến mức giá cạnh tranh hơn trong chính phân khúc bình dân.

Đường mở rộng hơn
Kể từ khi triển khai, chưa bao giờ gói hỗ trợ 30.000 tỷ có được thông tin tích cực và khẩn trương trong việc giải ngân như thời điểm này. Từng lớp “rào” được dỡ bỏ, đường mới cũng được giải phóng để người dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận hơn với gói hỗ trợ - vốn đã treo gần một năm nay.

Trước hết, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng đã chủ động nới điều kiện cho vay gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng. Theo đó, lãi suất cho vay từ gói tín dụng này đã hạ xuống còn 5%/năm, cùng với việc đơn giản các thủ tục trong quy trình xác định mở rộng đối tượng được vay vốn. Đây là những hỗ trợ tương đối tích cực đối với người mua nhà, hứa hẹn sẽ đẩy nhanh tốc độ giải ngân.

4 dự án chung cư bị chủ đầu tư thế chấp ở ngân hàng

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM đề nghị cơ quan chức năng phát thông báo cấp giấy chủ quyền nhà cho khách hàng mua căn hộ.
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP.HCM (VPĐK) đã nhận phản ảnh của khách hàng tại bốn dự án chung cư về việc chủ đầu tư đang thế chấp giấy chủ quyền nhà, đất của dự án tại ngân hàng và chưa làm thủ tục cấp giấy chủ quyền cho người mua căn hộ.
Thông tin trên được VPĐK đưa ra tại buổi họp xử lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất (giấy chủ quyền) tại Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM ngày 26-2.

Đó là các dự án: Văn phòng làm việc và căn hộ cao cấp Sông Đà (14B Kỳ Đồng, Q.3) do Công ty CP đầu tư phát triển Sông Đà làm chủ đầu tư, đang thế chấp quyền sử dụng đất tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam chi nhánh Tân Bình (40 căn hộ).